CÔNG TY TNHH TMDV TIN HỌC BNI

Vấn đề trả góp điện thoại Samsung Galaxy: Chi phí cho máy mới từng năm và "lời nhiều hơn lỗ"

08/18/2020
bởi

TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ

Mục tiêu của kế toán là luôn phản ánh các tăng giảm về tài sản của công ty, và làm sao để cho phương trình này luôn cân bằng, tức là 2 vế trái phải luôn bằng nhau.

Các bạn có thể hiểu phương trình một cách đơn giản như sau:
Bạn đi mua 1 cái điện thoại trả góp giá 20 triệu. Bạn trả trước 8 triệu, và số tiền còn lại 12 triệu bạn trả góp. Vậy phương trình kế toán sẽ thể hiện như sau:
Điện thoại – 20 triệu (Tài sản) = 8 Triệu bạn bỏ ra (Vốn chủ sở hữu) + 12 Triệu trả góp ( Nợ phải trả)

Ví dụ ở tháng thứ 2, sau khi bạn trả góp 2 triệu, tức có nghĩa bạn móc tiền túi bạn ra để trả nợ, thì phương trình lại thể hiện như sau:
Điện thoại – 20 triệu (Tài sản) = 10 Triệu bản bỏ ra (Vốn chủ sở hữu) + 10 Triệu trả góp ( Nợ phải trả)
Nào cùng quay lại bài toán trả góp điện thoại Samsung mà các mod đã tranh luận, mình sẽ thể hiện ở bảng sau:
Chúng ta sẽ mua 1 Galaxy note 20 với giá ban đầu là 24 triệu.
Sau đó cứ mỗi một năm, chúng ta sẽ trade máy cũ với giá được định giá là 17 triệu và bỏ thêm 11 triệu để lấy máy mới.)


Vậy là sau 2 năm, theo góc nhìn sổ sách kế toán, vào lúc bạn có note 40 trên tay, thì số tiền bạn đã phải bỏ ra cho chiếc điện thoại này là 46 triệu đồng và bạn không còn nợ gì cả.

Lưu ý: Giả sử mua góp không có phí không có lãi gì hết.

Đối với mấy bạn học Kế toán Tài Chính, hoặc một số bạn quan tâm. Sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy nếu tôi không đổi máy, tôi bán cái máy cũ với giá 17 triệu, thì làm sao phương trình cân bằng vì khi đó theo lý thuyết ban đầu là:
17 triệu bán máy (Tài sản) ≠ 12 triệu mua máy (Vốn chủ sở hữu) + 12 triệu trả góp (Nợ phải trả).

Thực tế, sau khi bạn bán máy bạn sẽ đem 17 triệu này đi trả nợ 12 triệu trả góp, bạn sẽ còn 5 triệu trong tay. Khi đó bạn nhận ra rằng bạn đã bỏ ra 12 triệu (trả góp 12 tháng đầu tiên) và sau 1 năm số tiền bạn còn lại trong tay chỉ là 5 triệu. Vậy số chênh lệch 12 triệu (đã bỏ tiền túi ra) – 5 triệu (còn trên tay) = 7 triệu => đây là số tiền lỗ của bạn. Và theo kế toán khi bạn lỗ, bạn phải ghi giảm Vốn chủ sở hữu của bạn lại, tức là khi đó phương trình kế toán của bạn sẽ là:
5 Triệu tiền mặt (tài sản) = 5 Triệu vốn chủ sở hữu ( 12 triệu ban đầu - 7 triệu lỗ sau 1 năm).

Nếu các bạn tính theo kiểu tiền tươi thóc thật là bạn không trả góp, bạn bán được máy với giá 17 triệu sau 1 năm, vây thì chúng ta có bảng thể hiện sau:


Ở đây, các bạn có thể thấy là số tiền cuối cùng tổng kết lại sau khi bạn có trên tay Note 40 là 46 triệu đồng, bạn đã bỏ ra tới 80 triệu đồng cho 3 chiếc điện thoại, và sau khi bán (trade) 2 chiếc điện thoại đời đầu đi, bạn chỉ thu hồi được 34 triệu từ việc này.

Việc theo dõi sổ sách kế toán chỉ là 1 góc nhìn trong kinh doanh, các góc nhìn khác bao gồm lợi ích bạn mang lại của việc 2 năm trước đó bạn sở hữu qua 2 chiếc điện thoại hàng đầu tại mỗi thời điểm và việc hiệu quả của việc sử dụng điện thoại mang đến cho bạn (mà không đo đạc ở đây).

Ở bài viết này, quan điểm của chúng ta nhìn trên phương diện là phương trình kế toán đối với tài sản cá nhân chứ k phải doanh nghiệp, do đó khoản 7 triệu lỗ ở trên mình không xem đó là khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh như ở một doanh nghiệp.